CÁC SẢN PHẨM TỪ NHO VÀ CÔNG DỤNG TỪ NHO

10 Tháng 1

CÁC SẢN PHẨM TỪ NHO VÀ CÔNG DỤNG TỪ NHO

Nho có nguồn gốc từ miền ôn đới thuộc Châu Âu, sau đó lan rộng ra các khu vực châu lục khác trên thế giới. Cây nho được du nhập vào tỉnh Ninh Thuận - Việt Nam từ những năm 1960. Ninh Thuận là một tỉnh ở cực Nam Trung Bộ, vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh và không có mùa đông. Nơi đây đã hình thành một vùng nho điển hình và tập trung lớn nhất cả nước.
 
cac-san-pham-tu-nho-va-cong-dung-tu-nho-9334
 
Theo nghiên cứu khoa học, trong quả nho có chứa nhiều đường gluco và fructose dễ hấp thụ, các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại sự xâm nhập của các loại virus. Trong quả nho còn chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể. Lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy các chất resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Chúng có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể. Là một trong những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và các axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngăn chặn sự lão hóa của các tế bào.
 
Nho còn có khả năng làm giãn nở mạch máu, hỗ trợ máu lưu thông dễ dàng. Đồng thời làm giảm huyết áp, cho phép một khối lượng máu cao hơn chảy qua tất cả cơ quan của cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng và tăng lượng oxy cho tế bào. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Quả nho chứa hàm lượng chất xơ cao. Nước nho ép chứa hàng chục chất dinh dưỡng có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống cảm lạnh.

*) Cách sử dụng nho và các chế phẩm từ nho:

- Rượu vang nho:  Phụ nữ mỗi ngày dùng 1 ly (100ml),  nam giới mỗi ngày dùng 1 – 2 ly (100 – 200ml).
 
- Nước ép nho: 50g nho tươi, rửa sạch, để cả vỏ, ép lấy nước uống hàng ngày. Có thể pha loãng ra hoặc kết hợp với các loại trái cây khác (dưa hấu, táo, kiwi…) tùy khẩu vị của mỗi người. Có tác dụng thanh lọc cơ thể, trị viêm họng, suy nhược cơ thể…
 
- Món sinh tố nho: 200g nho tím, 100ml sữa tươi tách béo (hoặc sữa đậu nành), và 1 hộp sữa chua không đường, ½ cốc đá, tất cả cho vào máy xay sinh tố, xay đến khi mịn. Đổ hỗn hợp ra cốc, có thể trang trí bằng nho tươi. Đây là món ăn tốt cho sức khỏe và tim mạch!
 
- Chữa đau lưng mỏi gối, đái buốt, đái rắt: Lấy 20 – 40g lá, dây, rễ nho sắc uống.
 
- Chữa động thai hay nôn oẹ: Nho chín 40g, ăn tươi hoặc sắc uống.
 
- Nho khô: Có tác dụng nhuận tràng, nhuận phế, long đờm, mỗi ngày dùng từ 10 – 20g.
 
- Chiết xuất hạt nho: Dùng để chống lão hóa, bảo vệ tim mạch, chống rối loạn chuyển hóa lipid, phòng ngừa xơ vữa mạch máu, bôi đắp vết thương hở ngoài da.
 
Lưu ý: Rượu vang nho tuy có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ nên dùng vừa đủ, không nên lạm dụng uống quá nhiều. Phụ nữ có thai không nên sử dụng rượu vang đỏ. Bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn quá 50g/ngày trái nho chín, và không ăn nhiều cùng 1 lúc. Ngoài ra, khi mua nên lưu ý sản phẩm đã được công bố chất lượng hay chưa vì đây là rất quan trọng.
 
Theo: Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang
Nguồn: suckhoedoisong.vn